Nơi giao lưu – Trao đổi kiến thức Toán học

Friday, June 29, 2012

Vẽ sơ đồ tư duy


SƠ ĐỒ TƯ DUY
I.Sơ đồ tư duy là gì ?

1.Vài nét giới thiệu

Chúng ta đang sống trong thời kì phát triển mạnh mẽ, thế giới vận động và thay đổi đến từng giây.
Do đó việc học tập chăm chỉ chưa hẳn là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà là học như thế nào và sử dụng công nghệ gì. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu không chỉ có kiến thức mà còn có khả năng tạo ra gía trị gia tăng từ kiến thức.
Nghiên cứu về hoạt động của bộ não con người, người ta chỉ ra rằng bộ não hoạt động gồm 2 nhánh.
[Image: 01a9e0a4624f0c416c92d6ead.png]

-Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng, … sẽ tác động kích thích não trái.
-Não trái làm việc với những con số, từ ngữ, tư duy, phân tích, … cho ra sản phẩm.
Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, sơ đồ mà tác giả Tony Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụ làm việc hiệu quả của hàng triệu người trên thế giới.
[Image: 02boza.gif]

Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ.
Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book

2.Sơ đồ tư duy của Tony Buzan đề xuất
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.
Bạn hãy tưởng tượng tới một chú bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc súc tua (vòi) xung quanh. Những chiếc tua này kiếm mồi nuôi sống toàn bộ cơ thể bạch tuộc. Sơ đồ tư duy gồm 1 vấn đề lớn đặt ở trung tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung quanh. Một sơ đồ tư duy cho phép chúng ta thoả sức vạch ra các ý tưởng, suy nghĩ đầy đủ trước khi đi đến một quyết định. Nếu cần xây dựng một kế hoạch làm việc, phân tích một vấn đề v.v...thì sơ đồ tư duy mang đến những giá trị lớn hơn nhiều việc bạn đặt bút viết tuần tự từ đầu đến cuối trang giấy, nhất là những người có năng khiếu vẽ đẹp, tạo cho sơ đồ sự hấp dẫn.
[Image: 03bachtuoc.gif]

Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này
Ưu điểm của Mind Map đúnglà giúp người ta nhìn vấn đề toàn thể hơn, theo một cách nói khác "pro" hơn thì Mind Map là tư duy hệ thống nhìn thấy cả rừng, tức là không chỉ nhìn thấy cây mà còn thấy cả rừng

II.Cách lập sơ đồ tư duy hiệu quả
Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết.

- Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra.

- Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mind map.

- Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.

- Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú.

- In ra giấy hơn là viết tay vì làm cho dễ đọc và dễ nhớ hơn.

- Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước.

- Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.

- Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào mind map.

- Tư duy hai chiều (phản biện)

- Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết.

- Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác

- Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự.

- Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào.

- Hãy sáng tạo.
[Image: 045w1h2.jpg]

Tại sao ? 

1.Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2.Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
3.Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,…. bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng
4.Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
5.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6.Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều

7.Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
[Image: 05mindmapguidlines.jpg]

Bản đồ tư duy trên máy tính - Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính
• MindManager - Phần mềm này đã được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. MindManager chỉ chạy được trên hệ điều hành Microsoft Windows
• FreeMind Phần mềm nguồn mở, chạy trên hệ điều hành Windows, Mac và Linux. Hiện nay nhóm mã nguồn mở của HueCIT đã nghiên cứu và viết tài liệu hướng dẫn sử dụng
• Một số phần mềm khác: ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration

III.Hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy 
Bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào nhiều việc khác nhau:
* Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo.
* Tổng kết dữ liệu
* Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.
* Động não về một vấn đề phức tạp.
* Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng.
* Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện...).
1) Sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập
Học tiếng Anh
[Image: 0627036016.png]

Học Toán
[Image: 07minmap.png]

Học Văn
[Image: 08dfhn.png]

Học nhóm hiệu quả
[Image: 09hocteamwork11.jpg]

2) Sử dụng bản đồ tư duy trong kinh doanh
[Image: 10copyofmmmmfb.gif]

3) Sử dụng sơ đồ tư duy trong quản lí

Theo http://edu-math-edu.blogspot.com/2009/04...u-duy.html

No comments:

Post a Comment