Nơi giao lưu – Trao đổi kiến thức Toán học

Thursday, June 28, 2012

“ Và” và “ Nhưng”


Nằm ngay ngắn trên góc bàn làm việc của tôi là một mảnh giấy nhỏ được gấp làm đôi đã ngả sang màu vàng nhạt và quăn hết góc vì thời gian.  

Đó là tấm thiệp của mẹ tôi gửi. Trên chỉ có vỏn vẹn bốn dòng chữ,  nhưng lại có đủ sức tác động để làm thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi.

Trong tấm thiệp, mẹ đã ca ngợi tài năng của tôi, rằng tôi cũng giỏi như một nhà văn dù không có bằng cấp gì. Mỗi câu chữ mẹ viết đều chan chứa tình yêu thương, mà mãi đến bây giờ tôi mới biết, việc tôi đeo đuổi sự nghiệp đã có ý nghĩa như thế nào đối với cả cha và mẹ.

Có một điều lạ là, chữ  “nhưng” không một lần xuất hiện trong tấm thiệp. Còn Chữ “và” thì gần như được lặp lại rất nhiều lần.

Mỗi khi đọc lại những lời mẹ viết – việc mà gần như lặp đi lặp lại mỗi ngày – tôi lại tự hỏi rằng liệu tôi có làm được điều tương tự như thế cho các con gái của mình không. Tôi từng hỏi rằng không biết bao nhiêu lần mình đã dùng chữ  “nhưng”  ấy với các con,  cả với bản thân mình nữa,  và thực tình,  nhưng lúc đó tôi cũng chẳng thấy vui vẻ tí nào. Và tôi bắt đầu nhìn lại vấn đề…

Mặc dù con gái lớn của chúng tôi thường đạt điểm A trong tất cả các môn học ở trường, nhưng chưa có một học kỳ nào mà không có ít nhất một thầy cô giáo than phiền rằng nó nói chuyện quá nhiều trong giờ học.  Còn tôi thì lúc nào cũng quên hỏi các thầy cô xem liệu con bé tiến bộ chút nào trong việc kiểm soát những hành vi của nó hay không, hay liệu những ý kiến phát biểu của con bé có đóng góp gì cho buổi thao luận đang được tiến hành, hoặc khyến khích một đứa trẻ ít nói : “ chúc mừng con gái!  Bố và mẹ rất tự hào về kết quả học tập của con,  nhưng liệu con có thể cố gắng bớt chút nói chuyện trong giờ học được không?”.

Mọi chuyện cũng xảy ra tương tự với đứa con gái nhỏ của chúng tôi. Giống như chị của nó, con bé cũng là đứa trẻ đáng yêu, sáng dạ, ăn nói trôi chảy và  thân thiện với mọi người. Tuy nhiên, bất cứ đâu trong nhà chứ không riêng gì phòng nó, nó điều coi như giang sơn riêng của mình, điều này lắm lúc làm tôi phát cáu và tôi phải nói với nó không ít hon một lần rằng:  “ Mô hình lắp ráp đó tuyệt lắm nhưng hãy dọn dẹp phòng của con ngay đi!”.

Tôi để ý thấy các bậc phụ huynh khác cũng giống như tôi. Họ bảo rằng:  “Cả nhà đang quây quần bên nhau tong đêm Giáng Sinh, nhưng Kyle lại trốn ra để chơi trò chơi điện tử mới của nó”.  “Cuối cùng thì đội hockey cũng đã thắng cuộc, nhưng lẽ ra Mike nên là người ghi bàn thắng cuối cùng mới đúng”,  “Amy của chúng tôi xinh như một công chúa, thế nhưng bây giờ nó lại nằn nì xin 200 đô la để mua bằng được một chiếc váy và một đôi giày mới.”

Và còn rất nhiều cái  “nhưng”  khác nữa……

Thay vào đó, điều tôi học được từ mẹ của mình là:  nếu bạn thật sự muốn tình yêu của mình dồn hết cho con cái, hãy bắt đầu suy nghĩ và nói với chúng những câu có từ “ ”.

Ví dụ như các ông bố, bà mẹ kia có thể nói rằng:  “Cả nhà đang quây quần bên nhau trong buổi tiệc Giáng sinh  Kyle khoe rằng thằng bé đã có thể thông thạo được trò chơi điện tử mới của nó trước khi đi ngủ” , hay  “cuối cùng thì đội hockey đã chiến thắng  Mike đã chơi hết mình trong suốt trận đấu hôm ấy”, hay  “Amy của chúng tôi xinh như một công chúa  con bé trông rất tuyệt vời trong bộ váy áo mới mua.”

Sự thật là chữ  “nhưng“  thường khiến người nghe có cảm giác khó chịu – còn chữ  “và”  mang đến cảm giác thoải mái hơn nhiều. Và đối với con trẻ, tạo ra cảm giác thoải mái nhất định là cách nên theo. Khi có cảm nhận tốt về bản thân mình cũng như về những việc đang làm, thì chắc chắn chúng cũng sẽ tiếp tục cố gắng để làm tốt hơn thế , từ đó sẽ gầy dựng cho bản thân sự tự tin, óc phán đoán minh bạch và dễ dàng hòa hợp với những người khác. Khi những lời nói , suy nghĩ hay việc làm của con trẻ bị đánh giá hay chê bai một mặt nào đó thì niềm vui của chúng không còn nữa và sự giận dữ của các em cũng theo đó mà tăng lên.

Điều này không có nghĩa là bọn trẻ không cần hay không muốn đáp lại những mong đợi của cha mẹ . Các em đang làm và sẽ làm được điều đó , bất chấp những mong đợi của cha mẹ. Các em đang làm và sẽ làm được điều đó bất chấp những trông đợi dù là tích cực hay tiêu cực. Khi những mong đợi đó luôn tươi sáng, tích cực, rồi lại được chỉ dạy , làm mẫu mà xác đáng, và được bày tỏ ra thì điều kỳ diệu sẽ xảy đến.

Mẹ biết là con đã phạm sai lầm. Mẹ biết là con đủ thông minh để hiểu được điều con đã làm là sai và mẹ con sẽ có quyết định đúng đắn hơn trong lần sau.” Hay” Mẹ thấy con đã mất khá nhiều thời gian cho kế hoạch đó và mẹ rất muốn con giải thích cho mẹ nghe về điều đó.“ Hay ” Cha và mẹ luôn làm việc cực khổ để kiếm tiền nuôi các con, và mẹ biết con có thể giúp mẹ tìm ra một phương cách để chi tiêu cho những gì con muốn”.

 Nếu chỉ nói với con rằng chúng ta yêu thương chúng thôi thì không đủ. Một khi sự thất vọng đã chuyển thành cơn giận thì chúng ta không thể nào giới hạn được những cách thức biểu hiện tình cảm của con người. Nếu muốn giảm bớt tình trạng bạo lực trong xã hội, chúng ta sẽ phải tăng cường mức độ quan tâm, phải thêm lời ngợi khen, chỉ bảo và đồng hành cùng trẻ trong việc thực hiện nhiều điều tốt, để chúng học hỏi.

Sẽ không còn những từ nhưng như vậy nữa! Là lời kêu gọi mọi người thay đổi cách suy nghĩ và cách ăn nói để có thêm niềm vui hơn trong cuộc sống. Đó cũng là một thách thức, một cơ hội mới đang chờ chúng ta quan tâm hơn đến những gì tốt đẹp nơi con trẻ,và khi chúng ta tin tưởng bằng cả con tim rằng một ngày nào đó, trẻ em cũng có thể thấy những điều tương tự từ chính cha mẹ của chúng và từ những người mà chúng sẽ cùng sống, làm việc và cống hiến sau này.

Và nếu có lúc nào đó tôi quên đi thì mảnh giấy nhỏ của mẹ sẽ nhắc tôi nhớ mãi về điều đó.
Robin L.Silverman
***


"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình."
Can Jung

No comments:

Post a Comment