Nơi giao lưu – Trao đổi kiến thức Toán học

Thursday, June 28, 2012

Não bộ và tư duy


Từ khi con người mới xuất hiện cách đây vài triệu năm, chúng ta đã đánh dấu sự khác biệt của mình so với phần còn lại của thế giới. Mặc dù là một sinh vật bé nhỏ nhưng nhờ khả năng tư duy con người đã nhanh chóng thể hiện vai trò lãnh đạo và chúa tể của muôn loài.
Tại sao con người phải tư duy.

Là sinh vật có cấu tạo vật chất bộ não cực kỳ phức tạp, bằng khả năng sáng tạo của mình, con người đã phát minh ra hàng loạt các công cụ và phương tiện phục vụ cho cuộc sống văn minh như ngày nay.
Cách đây hơn 300 năm, nhà Triết học vĩ đại của Thế kỷ Khai sáng Decarter cũng đã khẳng định một chân lý “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại". Điều đó có nghĩa là, con người chỉ thực sự tồn tại và phát triển khi họ tư duy. Khi quá trình tư duy bị cản trở điều đó cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại của mỗi cá nhân.
Chân lý đó ngày càng ứng nghiệm trong những năm gần đây, khi sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin một mặt mang lại những tiện ích cho cuộc sống con người nhưng mặt khác cũng đẩy con người vào những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Thế giới đang trở lên "Phẳng" hơn bao giờ hết. Cứ 17 tháng thông tin trên thế giới tăng gấp đôi, cứ 70 ngày thông tin trên Internet tăng gấp 2 lần. Sự khác biệt và khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức hay mỗi cá nhân không chỉ còn dừng lại ở số lượng thông tin mà nằm ở khả năng nắm bắt và xử lý thông tin đó như thế nào. Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất ngày nay của mỗi tổ chức cũng như cá nhân cũng không còn nằm ở công nghệ hay tài chính mà nằm ở chất lượng con người, là khả năng học nhanh hơn đối thủ.
Sự phát triển của thời đại, ngày càng buộc mỗi cá nhân, mỗi tổ chức có những phương pháp, công cụ nhằm khai phá tốt hơn, sáng tạo hơn tố chất tư duy của mình. Không bồi dưỡng, nâng cấp khả năng tư duy đồng nghĩa chúng ta chấp nhận là kẻ thua cuộc. Một doanh nghiệp thành công ngày nay không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp tập hợp của những người giỏi mà quan trọng hơn là doanh nghiệp biết tạo ra môi trường cho mỗi cá nhân có thể khai phá toàn bộ khả năng tư duy của mình.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì từ trước đến nay chúng ta mới chỉ khai thác trung bình chưa quá 4% khả năng tư duy của từng người. Mỗi người khi sinh ra đều có 6 vùng tư duy, nhưng chúng ta mới chỉ khai thác được 2 vùng là thính giác và thị giác. Mỗi chúng ta đều có 9 năng lực tư duy nhưng mới chỉ khai thác tập trung được 2 năng lực tư duy là Logic và Ngôn ngữ tức khả năng IQ. Có 2 bán cầu não nhưng đa số chúng ta mới chỉ khai thác được một bán cầu thường là bán cầu não trái do cách đào tạo truyền thống. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta vẫn còn 96% hiệu quả tư duy, 4 vùng chức năng, 7 năng lực tư duy, một bán cầu não chưa được khai thác.
Với một nhà quản lý, một nhà lãnh đạo thì điều quan trọng nhất không phải là dùng uy quyền mà chính là việc biết tạo ra môi trường để các nhân viên của mình có điều kiện trao dồi trí tuệ, khai phá tốt nhất thế mạnh tư duy của mình. Quản trị nhân sự không phải chỉ đơn thuần quản trị Tiền lực hay Thể lực mà cao hơn là quản trị Trí lực - Quản trị trí óc nhân viên.
2. Cơ chế hoạt động của tư duy
Nhưng tư duy là gì? Cơ chế hoạt động của nó ra sao? Chúng ta có những công cụ nào để quản trị tư duy của mình tốt hơn có lẽ không phải những nhà quản lý nào cũng biết.
Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về khái niệm trừu tượng này, tôi cũng xin được tổng hợp và đưa ra một khái niệm chung nhất. “Tư duy là quá trình bộ não tiếp nhận những thông tin từ các giác quan và đánh giá, xử lý rồi đưa ra quyết định”. Quá trình đánh giá, xử lý và quyết định sẽ phụ thuộc vào "chuẩn nền" riêng của từng người và đồng thời cũng phụ thuộc đặc điểm văn hóa riêng của từng vùng miền hay tổ chức.
Theo cách phân chia Tâm lý học của Bác sĩ tâm lý Paul Alearn, thì bộ não con người được chia làm 3 phần: Não người, Não thú và Não bò sát.
* Não bò sát có chức năng:
Phản ứng tức thời không tính toán
Bảo vệ cơ thể vật lý tránh thương tổn
Bản năng sinh tồn (Không Logic, tính toán)

* Não cảm xúc có các chức năng:
Trung khu cảm xúc
Điều tiết hoocmôn
Quản trị quá trình học tập.
Quản lý giấc ngủ.

* Não tư duy có chức năng:
Điều khiển hoạt động sáng tạo.
Ngôn ngữ, tưởng tượng.
Tư duy phân tích, trừu tượng hóa.
Duy nhất chỉ có ở con người

Trong 3 não này, não cảm xúc sẽ đóng vai trò "chiếc van điều tiết năng lượng”. Khi thông tin được tiếp nhận từ các giác quan sẽ đi vào Não cảm xúc đầu tiên. Nếu thông tin mang đến những cảm xúc tiêu cực "chiếc van năng lượng” sẽ đóng lại và toàn bộ năng lượng sẽ bị đẩy xuống não bò sát. Tại đây những chức năng bản năng sinh tồn sẽ kiểm soát “Chiến” hoặc là "Biến". Ngược lại nếu như thông tin đó là an toàn và tích cực thì "chiếc van năng lượng” được mở ra khi đó năng lượng được đẩy lên não tư duy. Tại đây não tư duy được cung cấp năng lượng, các hoạt động sáng tạo sẽ xuất hiện. Điều đó giải thích tại sao làm khi nhân viên làm việc trong môi trường quá căng thẳng, không an toàn, hay bị đánh giá, chỉ trích rất ít các ý tưởng sáng tạo trong khi trong môi trường an toàn và tích cực họ lại là những con người rất sáng tạo và rất thành công.
3. Các công cụ Quản trị tư duy.
Quản trị nhân sự chính là quản trị tư duy. Một nhà quản trị giỏi chính là người biết tạo ra môi trường tích cực, an toàn để cho nhân viên của mình luôn hoạt động ở não người. Với mỗi cá nhân, quản trị tư duy cũng có nghĩa là luôn tạo cho mình một môi trường bên trong thoải mái, vui vẻ.
Quản trị tư duy bắt đầu từ quản trị quá trình tiếp nhận thông tin. Bước thứ hai mới đến quản trị quá trình xử lý thông tin và ra quyết định. Hỗ trợ cho quá trình tư duy đó hiện nay có khá nhiều các công cụ tư duy như: Khởi tạo ý tưởng, Sơ đồ tư duy và Sáu chiếc mũ tư duy.
Khởi tạo ý tưởng được phát minh bởi tác giả Alex Osborn từ năm 1939, là công cụ giúp mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phá bỏ những rào cản tư duy, sức ỳ tâm lý của mình để tạo ra những ý tưởng đột phá.
Sơ đồ tư duy với tác giả Tony Buzzan, hiện nay đang được hàng triệu người trên thế giới sử dụng lại là công cụ hệ thống hóa các ý tưởng. Sơ đồ tư duy hoạt động dựa trên nguyên tắc tú duy của bộ não là hình ảnh, khái niệm và kết nối. Đó là một kỹ thuật hình họa giúp con người sáng tạo hơn, phát huy tổng thể 2 não, 9 năng lực tư duy đồng thời giúp tái cấu trúc tư duy theo một hệ thống chặt chẽ, logic hơn.
Sáu chiếc mũ tư duy của tác giả Eward de Bono thực sự là một cuộc cách mạng quan trọng trong tư duy con người trong những thế kỷ qua. Với phương pháp tư duy sáu mũ hay còn gọi 6 C giúp con người gạt bỏ những thói quen xấu trong tư duy, gạt bỏ cái tôi cá nhân và hướng vào giải pháp, giúp giải quyết vấn đề tổng thể và hiệu quả hơn. Sử dụng thành thạo phương pháp này cho phép chúng ta tiết kiệm 75% thời gian khi giải quyết vấn đề. Công cụ này hiện nay đang được hơn 400 tập đoàn hàng đầu thế giới sử dụng như IBM, Microsoft, Apple, Boing..
Quản trị tư duy - Quản trị trí lực là tầng thứ 3 trong quản trị nhân sự. Thành công trong bước này đồng nghĩa với việc các nhà quản lý đã bước lên một tầng cao mới. Quản trị tư duy thành công giúp mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức thực sự khai phá tối đa tiềm năng con người trong tổ chức.

No comments:

Post a Comment