Nơi giao lưu – Trao đổi kiến thức Toán học

Friday, December 6, 2013

The Geometer’s Sketchpad 5.04 – Phần mềm Toán học động

GSP
The Geometer’s Sketchpad (thường được gọi tắt là Sketchpad hay GSP) là một phần mềm thương mại với mục đích khám phá Hình học Euclid, Đại số, Giải tích, và các ngành khác của Toán học. Tác giả Nicholas Jackiw, trưởng nhóm phát triển phần mềm này đã thiết kế để nó chạy trên nền Windows 95, Windows NT 4.0 hoặc mới hơn, và Mac OS 8.6 hoặc mới hơn (trong đó có Mac OS X). Phần mềm cũng có thể chạy trên Linux dưới Wine với một số lỗi. Geometer’s Sketchpad được sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy ở nhiều trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ và Canada.
Phiên bản thương mại đầu tiên của Geometer’s Sketchpad phát hành năm 1991 bởi Key Curriculum Press sau một thời gian thử nghiệm ở Hoa Kỳ, phiên bản đầu tiên này chi hỗ trợ Mac OS. Năm 1993, phiên bản đầu tiên dành cho hệ điều hành Windows mới chính thức ra đời. Geometer’s Sketchpad từng nhận được nhiều giải thưởng công nghiệp và từng có mặt trong các bài thuyết trình của John Sculley (giám đốc Apple Computer) và Bill Gates (giám đốc Microsoft) về những công nghệ giáo dục tốt nhất.
Geometer’s Sketchpad có các công cụ vẽ hình cổ điển của hình học Euclid là thước và com-pa, từ đó xây dựng nên các công cụ dựng hình cơ bản trong Hình học như: lấy trung điểm của đoạn thẳng, vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc / song song với một đường thẳng khác, vẽ một góc bằng góc cho trước, vẽ tia phân giác của góc.
Chương trình cho phép đo độ dài của đoạn thẳng, góc, diện tích, bán kính… và tính toán, thậm chí lập bảng thống kê với các con số này; thực hiện các phép biến hình như phép quay, tịnh tiến, vị tự… Một tính năng quan trọng thường được sử dụng đến là cho chạy điểm, vẽ và xem quỹ tích. Nghiên cứu kĩ và có sự tìm hiểu, người dùng có thể phát hiện ra nhiều tính năng mở rộng thú vị của chương trình.
Tuy Geometer’s Sketchpad được lập trình chủ yếu cho bộ môn Hình học nhưng nó cũng hỗ trợ một số công cụ cho Đại số: vẽ trục số, vẽ đồ thị hàm số, vẽ đồ thị hàm số với hệ số thay đổi, vẽ đồ thị của hàm số cho bằng tham số; công cụ cho Giải tích như tính giới hạn hàm số tại 1 điểm,…
Geometer’s Sketchpad hỗ trợ một trung tâm tài nguyên trực tuyến vô cùng phong phú tại website của chương trình: các Sketch mẫu, các hoạt động trong lớp học,…
Geometer’s Sketchpad cũng được thiết kế để dành cho việc thuyết trình và trình chiếu. Với việc cho phép tạo nhiều trang trong một tập tin và viết chữ, chèn hình ảnh ngoài cùng các hiệu ứng tương tác trực tiếp, Geometer’s Sketchpad thực hiện khá tốt công việc trình chiếu của giáo viên, làm cho bài giảng trở nên sinh động hơn rất nhiều.
Geometer’s Sketchpad có thể xuất hình vào Clipboard dưới dạng SVG nên luôn rõ nét kể cả khi phóng to, để dán vào các chương trình khác.
Từ phiên bản 5.0, Geometer’s Sketchpad hỗ trợ JavaSketchpad. Với tính năng này, các tập tin Sketchpad có thể được nhúng trực tiếp lên trang web và cho phép người dùng thực hiện các hoạt động tương tác với tập tin này dù máy tính không cài đặt Geometer’s Sketchpad (yêu cầu trình duyệt có Java Runtime Environment)
Trang chủ The Geometer’s Sketchpad: http://www.dynamicgeometry.com/
The Geometer’s Sketchpad 5.04 bản cài đặt (tiếng Anh): DOWNLOAD
The Geometer’s Sketchpad 5.04 bản portable (tiếng Anh): DOWNLOAD
The Geometer’s Sketchpad 5.04 bản portable (tiếng Việt): DOWNLOAD

Wednesday, August 14, 2013

Cách học của thủ khoa

Ôn tập theo từng chuyên đề và rèn kỹ năng giải bài

Học nhóm sẽ giúp các bạn hỗ trợ nhau về kiến thức
Đó là cách học của bạn Phạm Thế Thông - cựu học sinh Trường THPT Gia Định, nay là sinh viên năm 3 khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH KHTN TP.HCM. Thời gian còn học phổ thông, Thế Thông chưa một lần đặt chân đến các lớp luyện thi mà chỉ học trên lớp và về nhà xem thêm sách tham khảo. Thế mà kỳ tuyển sinh 2006-2007, cậu học sinh này đã đạt điểm tuyệt đối (chưa kể điểm thưởng) vào Trường ĐH KHTN TP.HCM. Nói về cách học của mình, Thế Thông cho biết bạn chia ra làm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn nạp thể lực
Bắt đầu từ đầu hè năm học lớp 11 đến lớp 12 và kết thúc vào khoảng đầu tháng 4 năm lớp 12. Giai đoạn này cần tập trung ôn luyện theo từng chuyên đề trong chương trình học trên lớp và có thể bổ sung thêm các dạng bài tập trong các cuốn sách tham khảo. Mục tiêu của giai đoạn này là các bạn phải nắm thật vững cách giải của càng nhiều dạng bài tập càng tốt, và cố gắng đẩy tốc độ giải bài tập lên đến mức tối đa. Có thể nói, giai đoạn này là lúc chúng ta “nạp” kiến thức càng nhiều càng tốt, là “nền móng” cho giai đoạn sau này khi chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và nhất là kỳ thi vượt vũ môn vào đại học. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta có thể vội vàng, học bất cứ cái gì và bất cứ ở đâu. Điều này không tốt, chúng ta cần lên kế hoạch cụ thể cho từng môn học (nhất là các môn thi tốt nghiệp); rồi lập kế hoạch trong một ngày cần phải làm gì, thực hiện chuyện gì trước, sau…
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn hoàn thiện
Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc khoảng một ngày trước kì thi tốt nghiệp THPT. Sang đến giai đoạn này các bạn chủ yếu rèn luyện các kỹ năng giải bài tập. Các bạn sẽ rèn luyện qua việc giải trọn vẹn một bài tập trong sách giáo khoa hay một đề thi trong sách tham khảo. Theo tôi phương pháp rèn luyện giai đoạn này như sau:
1) Nén thời gian:
Bạn chỉ nên giải một đề trong vòng một tiếng đồng hồ (giải xong không dò lại). Nếu các bạn quen với việc giải một đề trong một giờ thì khi vào phòng thi bạn sẽ có cơ hội hoàn thành trong vòng hai giờ (thực tế khi tôi làm bài thi môn toán và lý còn dư 60 phút, môn hóa dư 90 phút). Sở dĩ tôi khuyên trong giai đoạn này giải xong không dò lại bài là để chúng ta tập được thói quen chỉ cần làm một lần là đúng đáp số, tự tạo cho bạn áp lực tính toán phải tuyệt đối chính xác, rèn sự cẩn thận và chắc chắn đến mức tối đa (tất nhiên là trong phòng thi thì chúng ta phải dò lại).
2) Chấm điểm khắc nghiệt:
Bạn tự chấm điểm cho mình một cách thật khắc nghiệt như sau:
a) Nếu bài nào sai đáp số cuối cùng thì chấm zero điểm câu đó (mặc dù chấm thi trong thực tế nếu sai đáp số cuối cùng mà phần trên đúng theo đáp án thì vẫn có điểm).
b) Nếu bài nào đúng đáp số cuối cùng thì bạn dò lại từng ý một trong đáp án, nếu không có ý giống như đáp án thì trừ điểm ý đó (mặc dù trong thực tế có thể bạn không có ý giống hệt đáp án mà có ý tương tự vẫn có thể có điểm).
Sở dĩ cần chấm điểm khắc nghiệt như vậy là để tập cho bạn thói quen hễ biết cách làm là phải làm đúng đáp số cuối cùng, phải trình bày cho thật chi tiết, thật kĩ lưỡng, phải học cho được cách trình bày, các ý thường có của đáp án, tránh mất điểm oan uổng sau này.
Khi vào phòng thi:
a) Đọc kĩ toàn bộ đề 3 lần. Tập trung đọc kĩ những chỗ lắt léo, nhiều dữ kiện. Gạch dưới những yêu cầu của đề bài.
b) Sau khi làm xong thì dò lại theo thứ tự sau: Thử xem đáp số mình tìm được có thỏa hết những dữ kiện mà đề bài cho không? (thử ngược lại). Nếu thỏa thì đến 99% đó là đáp số đúng. Kiểm tra lại từng phép tính một, từng chữ một trong bài làm, đừng ngại bổ sung, chỉnh sửa (cứ thoải mái gạch bỏ, dùng viết bi thì không bị xem là đánh dấu bài đâu). Nếu vẫn còn dư thời gian thì thử tìm một hướng giải khác xem có đi đến cùng một đáp số không? (Nếu giải bằng hai phương pháp khác nhau mà cho cùng một kết quả thì 100% đó là đáp số đúng). 
c) Tuyệt đối không ra sớm một phút nào hết. Dò, dò nữa, dò mãi. Đừng bao giờ để phải ân hận vì một phép tính sai nào hết (thường thì tôi dò toàn bộ bài làm khoảng 3-4 lần).

Friday, July 12, 2013

Thừa giấy vẽ voi trong phòng thi

Vẽ là hình thức phổ biến khi nhiều thí sinh không muốn hay không có chữ để viết bài. Muôn hình vạn trạng từ hình người đến thú vật, từ cây cỏ đến trăng sao, từ thần tiên đến ma quỷ… không thiếu thứ gì.
Thi ĐH
Thi ĐH
Nhiều thí sinh còn vẽ theo chủ đề vô cùng độc đáo: mẫu tình yêu lý tưởng, cán cân giữa tình và tiền, bộ sưu tập thời trang, các nhân vật hoạt hình, câu chuyện tưởng tượng có nội dung…
Cá biệt, có những thí sinh vẽ hình ảnh rất bậy bạ: người đứng tè bậy, thú cưng đang ị và nhiều thứ không thể đưa lên mặt báo.
Thi ĐH
Chán nản thở than và sáng tác... thơ, nhạc
Kiểu thứ nhất thường được một số thí sinh chuyển tải hết nỗi lòng chán chường vào một câu, ví dụ như: Haizz, nản vãi; huhu, die thật rồi mẹ ui; mún chết wa; đề này được 3 điểm là phúc cho cả dòng họ; cả 3 môn bị tủ đè gẫy cẳng… Nhiều thí sinh còn đúc rút bốn bước khi thi: bước 1 - đọc đề, bước 2 - chửi thề, bước 3 -  xé đề, bước 4 - đi về.
Cũng có những tâm sự rất dài: “Tôi đã rất cố gắng, cố gắng nhiều lắm nhưng tôi đã không làm được. Tôi quá ngu ngốc, quá mải chơi nhưng giờ thì đã muộn, làm được gì cơ chứ. Xin lỗi, điều tôi muốn nói rằng tôi xin lỗi. Xin lỗi tất cả nhất là cha mẹ tôi. Con xin lỗi!”. Phía dưới là những dòng chữ bị mờ nhòe, có lẽ do thí sinh đã khóc trong khi thi.
Kiểu thứ hai, thường thấy ở các sĩ tử khối C. “Giang hồ hiểm ác nuôi anh lớn. Đàn bà phụ bạc dạy ta khôn”, câu “châm ngôn sống” vô cùng hùng hồn của một 9X. Tuy nhiên, gây sốc hơn cả, đó là châm ngôn của thí sinh… nữ.
Có thí sinh còn chế lời bài hát theo tình huống: “Bé ơi ngủ đi, thi sắp xong rồi/ Để những giấc mơ đẹp sẽ luôn bên em/ Bé ơi về quê, em sẽ chăn lợn/ Về thôi, về thôi, sang năm lại đi thi”.
Thi ĐH
Thi ĐH
Luyện chữ
Sau 12 năm học, không ít thí sinh tranh thủ thời gian thi đại học để... luyện chữ: chữ ký, họ tên, chữ thư pháp… Một số thí sinh không tự viết thì tô chi chít chữ xanh chữ đen trong đề thi.
Điều khá thú vị khi xem những tờ “luyện chữ” này là có những bạn viết được rất nhiều kiểu chữ khác nhau: cứng có mềm có, tròn có vuông có, dài có ngắn có… Tài tình hơn là những thí sinh chán luyện chữ ký của mình, ngồi hý hoáy bắt chước chữ ký của giám thị.
Chắc chắn rằng rất nhiều thí sinh phải "cảm ơn" Bộ Giáo dục Đào tạo vì chỉ quy định hình thức kỷ luật đối với thí sinh viết, vẽ các nội dung không liên quan vào bài thi, chứ không quy định trên giấy nháp và đề. Nếu không, các thí sinh không làm được bài sẽ không biết làm gì cho hết 2-3 tiếng trong phòng thi ngoài việc ngủ và ngồi cắn bút.
Lê Quân

Thursday, July 4, 2013

Đáp án chính thức của Bộ Giáo Dục các môn trong kì thi tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2013 của 6 khối A, A1, V, B, C và D.

http://trithuctoan.blogspot.com/ xin giới thiệu tới quý bạn đọc đáp án các môn thi của 6 khối A, A1, V, B, C và D.


Dưới đây là đáp án chính thức các môn thi của 6 khối A, A1, V, B, C và D do Bộ GD-ĐT công bố:

*Đề thiđáp án môn Toán của khối A, A1, V.
* Đề thiđáp án môn Toán của khối B.
Đề thi và đáp án môn Toán của khối D. 
*Đề thiđáp án môn Vật Lý của khối A, A1 và V. 
*Đề thiđáp án môn Hóa học của khối A. 
*Đề thiđáp án môn Hóa học của khối B.
*Đề thiđáp án môn Sinh học của khối B.
*Đề thi và đáp án môn Địa Lý khối C.
*Đề thi và đáp án môn Lịch Sử khối C.
*Đề thiđáp án môn Ngữ Văn khối C .
*Đề thi đáp án môn Ngữ Văn khốiD.
*Đề thiđáp án môn Tiếng Anh của khối A1 .
*Đề thiđáp án môn Tiếng Anh của khối D.
*Đề thi và đáp án môn Tiếng Pháp của khối D. (Đang cập nhật)
*Đề thi và đáp án môn Tiếng Trung của khối D. (Đang cập nhật)
*Đề thi và đáp án môn Tiếng Nga của khối D. (Đang cập nhật)

Wednesday, July 3, 2013

Blog Tri Thức Toán Học Gửi Lời Chúc Dành Cho Các Sĩ Tử Chuẩn Bị Bước Vào Phòng Thi


1.              Chúc các em tự tin bước vào kỳ thi sắp tới và đạt kết quả cao nhé. Chúc các em thành công!
2.              Chúc các sĩ tử mùa thi may mắn, thành công và tốt đẹp.
3.              Hãy ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc mới có sức để ôn thi nhé bạn hiền.
4.              Kì thi sắp tới bạn tôi ơi!
         Cố gắng học nha đừng có lười
         Có chí thì nên ta phải nhớ
        Một mai đỗ đạt miệng cười tươi :)
5.              Con đường danh vọng lắm gian truân
Đòi hỏi người ta tính chuyên cần
Muốn sắt thành kim phải bỏ sức
Mong mình thành đạt phải rèn thân
6.              Hãy ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc mới có sức để ôn thi nhé bạn hiền.
7.              Nếu có bất cứ thứ gì mình muốn nói ngay lúc này thì nó chỉ có thể là "Cố lên".
8.              Học ngày, học đêm, học quên cả ngủ
9.              10.Đây là những giờ phút vô cùng quan trọng của cuộc đời, hãy tập trung ôn thi và đừng để bất cứ điều gì làm xao nhãng bạn nhé.
10.         Kỳ thi đại học sắp đến rồi: Chúc các sĩ tử thượng lộ bình an - công thành danh toại. Thi đâu trúng đó.
  1. 20 lời chúc hay dành cho các sĩ tử - 1
    Học ngày, học đêm, học quên cả ngủ (ảnh minh họa)
11.         Mùa thi xin chúc bạn có: Giấy báo về nhà, chuẩn bị xôi gà, và sẽ phải xa nhà!
12.         Hãy bình tĩnh, tự tin để làm bài thật tốt, tất cả mọi người đều tin tưởng ở bạn.
13.         Vào đại học không chỉ là một giấc mơ đẹp, hãy biến nó thành sự thật
14.         Cố gắng làm bài thật tốt để thi đỗ nhé, chỉ cần đủ điểm đỗ là được, không cần thừa quá nhiều đâu.
15.         Chúc các bạn thấy đề ngắn không kiêu, đề dài không nản, dễ đừng chủ quan và khó thì khỏi phải bàn.
16.         Thi tốt nhé! Không được thấp điểm hơn tớ đâu đó!
17.         Tránh Xa Điểm 1 ,
Dẹp Điểm 2,
Bye Điểm 3,
Xa Điểm 4,
Trốn Điểm 5,
Căm Điểm 6,
Quý Báu Gì điểm 7,
Quyết Nhảy Qua Điểm 8,
Bám Chặt Điểm 9,
Vịn Chắc Điểm 10.
18.         Hãy tin rằng không có sự thất bại, con người luôn luôn có đủ khả năng để chinh phục những đỉnh cao! Hãy bình tĩnh, cẩn thận, và làm bài một cách thông minh như các bạn vẫn vậy.
19.         Cố gắng thi, đừng phụ lòng tớ ngồi cầu nguyện cho cả 2 đứa cả buổi chiều.
20.         Bạn có nghe thấy tiếng cánh cổng trường đại học đang réo gọi tên bạn không? Hãy làm bài thật tốt để có thể đến "âu yếm" nó.
21.         Tương lai tươi đẹp đang chờ đón các bạn. Cổng trường đại học sẽ không còn xa nữa bởi từng ngày, từng ngày qua, chúng ta đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình. Thời gian chỉ còn tính bằng ngày, bằng giờ, trong cuộc chạy đua này chúng mình không được phép dừng lại...
22.         Chúc bạn:
Đủ sức khỏe - Đủ tự tin - Đủ quyết tâm - Đủ khát khao chiến thắng
23.         Cố lên bạn hiền, nếu thi đỗ tớ sẽ tặng bạn một món quà vô cùng giá trị.
24.         Học, học nữa, học mãi = thành công, thành công, đại thành công! Nhưng chúc bạn chỉ phải thi đại học một lần duy nhất.
25.         Chúc tất cả các em có một kỳ thi thành công! Hãy cố gắng tập trung và bình tĩnh để làm bài thật tốt.
26.         Bụt ơi! Xin ông hãy giúp cho bạn con thi thật tốt, bạn ấy mà thất học sẽ làm phiền con nhiều lắm.


Thầy giáo hot boy tung bộ tranh về cha

Cách đây hai ngày, thầy giáo tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã đăng tải bộ tranh với tên gọi "Cha yêu con theo cách của cha". Dù chưa được xuất hiện đầy đủ nhưng 8/10 bức tranh đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Trong mỗi bức ảnh đều chứa một thông điệp ý nghĩa, cũng như lời nhắc nhở nhẹ nhàng tới mỗi người chúng ta về cách đối xử và cảm nhận tình yêu của cha dành cho những đứa con của mình. Đôi khi cha có nghiêm khắc, có kỷ luật nặng, thậm chí còn lạnh lùng, nhưng bao trùm lên tất cả đó chính là tình thương bao la, vô bờ bến của cha.
Trong gia đình, người đàn ông luôn là người ít biểu lộ tình cảm và thương con thường để trong lòng. Bởi vậy, qua bộ ảnh này thầy giáo cũng muốn chúng ta - những người con hãy biết thấu hiểu và cảm nhận tình thương của cha mình. Bên cạnh sự tảo tần, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ của mẹ, cũng có sự lo lắng, niềm thương cảm ẩn sâu trong dáng vẻ cứng cỏi và kiên cường của cha.
Cuối cùng qua bộ ảnh của mình, thầy Khắc Hiếu muốn nhắn nhủ với mỗi người con rằng: "Tuy cách biểu hiện có khác nhau nhưng cả cha lẫn mẹ đều luôn yêu thương con cái. Chúng ta đừng bỏ quên hay bỏ rơi một trong hai đáng sinh thành thiêng liêng nhất của mỗi con người".
Ngay khi bộ ảnh đăng tải, rất nhiều các bình luận chia sẻ và đồng cảm xuất hiện trên trang cá nhân của thầy. Bạn Phượng Đoàn xúc động: "Ba mẹ em làm nông nên em hiểu điều này thầy ạ. 'Cha một kiếp lưng trần xa manh áo. Mẹ một đời đôi dép lọt bàn chân'". Nickname Sea Chestnut tâm sự: "Tuy hiện giờ trò còn ở gần ba mẹ, nhưng biết đâu mai này trò sẽ đi học xa nhà, hay vì cuộc mưu sinh mà sẽ xa ba với mẹ. Khi đọc những lời mà thầy chia sẻ về tình phụ tử, lòng trò đau như xé, nước mắt ướt đẫm khóe mi, thầy ạ. Cảm ơn thầy đã gọi trò thức dậy để trân trọng hơn tất cả những gì ba mẹ đã cho, trân trọng từng phút giây khi còn ở bên gia đình".
Dưới đây là trọn bộ tranh "Cha yêu con theo cách của cha" của thầy giáo Khắc Hiếu.

Wednesday, June 5, 2013

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2013 VÀ ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC

 Đề thi Tốt nghiệp năm 2013 và đáp án chính thức của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Đề thi và đáp án được Bộ công bố vào cuối giờ chiều 4/6/2013, sau khi kết thúc môn thi cuối cùng.
Chúng tôi cập nhật đáp án tất cả 6 môn (Ngữ Văn, Hóa học, Địa lý, Sinh học, Toán, Ngoại ngữ) và môn Vật lý dành cho học sinh THPT vùng khó khăn (thi thay môn Ngoại ngữ).



I. HỆ THPT:

1. MÔN TOÁNXem Đáp án chính thức - Đề Toán
2. Môn Văn: Đáp án chính thức - Đề Văn
3. Môn Địa lý: Đáp án chính thức - Đề Địa

4. MÔN HÓA: Đáp án tất cả mã đề  Đề Hóa
5. Môn Sinh: Đáp án tất cả mã đề - Đề Sinh
6. Môn TIẾNG ANH: Xem Đáp án (đủ 6 mã đề) - Đề Anh
7. Môn Lý (thay thế môn Ngoại ngữ): Đáp án - Đề Lý



II. HỆ GDTX (Bổ túc):

1. Môn TOÁN: Đáp án chính thức (bổ túc) - Đề
2. Môn Văn: Đáp án chính thức (bổ túc) - Đề
3. Môn Địa: Đáp án chính thức (bổ túc) - Đề
4. Môn Hóa: Đáp án đủ mã đề (bổ túc) - Đề
5. Môn Sinh: Đáp án đủ mã đề (bổ túc) - Đề
6. Môn Vật lí: Đáp án tất cả mã đề (bổ túc) - Đề

Wednesday, May 22, 2013

Những đề thi "siêu nhảm"

  1. Ngay cả đề thi vào lớp một của trường tiểu học cũng khiến người lớn phải phát hoảng.
    Gần đây cư dân mạng liên tục chứng kiến những đề thi của trẻ nhỏ nhưng độ khó cũng như sự thiếu hợp lý làm cộng đồng mạng không khỏi thắc mắc về chất lượng giáo dục.
    Đồng thời có rất nhiều ý kiến tranh luận về các đề khi khiến người lớn phải đổ mồ hôi này có thực sự phân loại được học sinh hay chỉ làm khó các em?
    Đề thi gây “khó hiểu”
    Mới đây, một đề kiểm tra giữa kỳ môn Toán của một học sinh lớp 1 đã được đưa lên mạng xã hội và gây nhiều tranh cãi bởi sự oái oăm trong nhiều câu hỏi. Chiều 3/4, một thành viên có nickname D.Q.H đã đưa bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012 - 2013 của học sinh tên V.B.N lên một trang mạng xã hội với lời tâm sự:
    “Cháu mình học lớp 1. Nó làm bài được mỗi 8 điểm về mẹ đánh. Sai 2 câu 1c và 1d, mà mình không biết phải giải thích thế nào cho đúng, bạn nào siêu giải giúp với. Dạo này lớp 1 học hơi bị cao siêu, giải toán trên mạng, làm bài thi toàn trên mạng trong khi nó chưa biết cầm con chuột thế nào cho đúng”.

    [IMG]
    Người chú của một học sinh lớp 1 cũng không khỏi thắc mắc trước đề toán... đánh đố
    Cụ thể, các thắc mắc được xoay quanh câu 1D với đề bài ra là tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Như vậy, cả hai đáp án A (61) và B (70) đều đúng. Nhưng khi em học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên cho là sai và sửa lại là đáp án B.
    Việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là “số 49 gồm” (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều thành viên cho rằng theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.

    [IMG]
    Tranh luận rất sôi nổi về đề bài trên
    Nhận xét về đề Toán này, Tiến sĩ Lê Thống Nhất phân tích: “Câu 1C nói “49 gồm” rất tối nghĩa. Bởi nếu hiểu là số 49 cấu tạo bởi chữ số nào thì đáp án A là chuẩn, không thể hiểu đúng như đáp án B. Việc sử dụng từ “gồm” trong câu hỏi này không có nghĩa là một tổng mà phải là các thành phần của số. Nếu muốn lấy đáp án B thì phải hỏi “49 là tổng của hai số nào?”. Như vậy nghĩa gần nhất của câu hỏi này phải là đáp án A (gồm số 4 và 9)”.

    [IMG]
    Nhiều trẻ sẽ bị rối trước những câu hỏi thiếu chính xác và chặt chẽ
    Để làm rõ nghĩa của từ “gồm” thầy Nhất đưa ra ví dụ: “Trong cuộc sống, nếu đặt câu hỏi “Nhóm chúng ta gồm mấy người”, hay “Bữa trưa hôm nay gồm những món gì”… thì phải liệt kê các thành phần chứ không thể tính tổng”.
    Còn về câu 1D, TS Lê Thống Nhất khẳng định: “Nếu đề chỉ nói điền vào chỗ trống như vậy thì sẽ có hai đáp án đúng là A và B”.
    Qua việc phân tích những câu hỏi gây tranh cãi, thầy Nhất cho rằng: “Đây là yếu kém của người ra đề và về mặt nào đó gây ảnh hưởng tâm lý cho học sinh".

    [IMG]
    Trẻ em vốn rất năng động
    Vào năm 2011, đề thi học kỳ II chung cho tất cả các trường tiểu học ở TP.HCM có yêu cầu: “Tả cảnh trường em sau buổi học” dành cho lớp 5 đã bị nhiều học sinh và phụ huynh cho rằng mơ hồ đối với lứa tuổi tiểu học, trong khi nhiều phụ huynh và giáo viên khác thấy không có gì khó hiểu.
    Với người lớn, không có gì khó khi phân biệt buổi học với tiết học. Ai cũng biết sẽ phải tả cảnh trường khi buổi học kết thúc (có thể là hết buổi sáng hay hết buổi chiều) mà sẽ không tả cảnh trường sau một tiết học (tức giờ ra chơi).
    Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại cho rằng, với lứa tuổi lớp 5, các em sẽ không phân biệt được buổi học với tiết học, do vậy, nhiều em lại tả giờ ra chơi.
    [IMG]
    Nên thường có suy nghĩ "đa dạng"
    Bà Mai Nhị Hà, chuyên viên Phòng tiểu học, Sở GD – ĐT Hà Nội cũng công nhận một thực tế: “Việc HS làm văn chưa tốt không phải do đề văn mà là do phương pháp dạy tập làm văn của chúng ta đang có vấn đề. Dạy tiểu học rất vất vả, một giáo viên chủ nhiệm dạy học sinh tất cả các môn học, chưa kể tới việc học sinh đông, lớp chật chội, thời tiết nóng,... và đặc biệt - mức lương rất thấp".
    Đến việc đánh đố trẻ nhỏ
    Phần lớn phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ có thể thông minh nhưng giới hạn thời gian đôi khi không cho thấy được hết khả năng của trẻ.
    Chẳng hạn, để vượt qua kỳ thi vào lớp 1 của trường THDL Đoàn Thị Điểm năm 2011-2012, các sĩ tử 6 tuổi đã phải trải qua ba phần thi với nhiều câu hỏi không hề dễ dàng, thậm chí có giới hạn về thời gian rất gắt.
    Đề thi có nhiều câu gây khó hiểu cho cả người lớn, chẳng hạn câu 3 có nội dung: “Những vật nào dưới đây có thể lớn lên nhờ ăn uống và chăm sóc”.
    Nick Ông Ba Mươi nhận xét: “Nếu là vật thì không thể tính con người và động vật được. Không hiểu cân nhắc ra để kiểu gì?”

    [IMG]
    Câu hỏi gây khó hiểu khi dùng từ "vật" trong trường hợp này
    Rất nhiều ý kiến hoang mang khác nhằm vào hình con kiến: “Kiến có thể lớn lên nhờ ăn uống và chăm sóc ko? Mà cơ bản kiến chúa bình thường có chăm sóc con cái gì đâu, tụi nó tự sinh tự diệt mà, may mắn thì sinh nở lớn lên bình thường. Xui thì ốm yếu, chết, kiến chúa đâu có đụng đến?”
    Với Câu 5 trong phần tư duy logic phụ huynh lại tiếp tục giật mình khi đề cho câu hỏi: “Vẽ thêm một hình tròn để có hai hàng, mỗi hàng đều có bốn hình tròn”.
    Nick Nguyen Xuan Quynh Trang không khỏi ngạc nhiên: “Cái kia gọi là cột chứ nhỉ? Nếu gọi là hàng thì phải là hàng dọc, hàng ngang chứ?”

    [IMG]
    Làm thế nào để có hai hàng? Và là hàng dọc hay hàng ngang?
    Trong đề còn có nhiều câu hỏi khó khác, ngoài ra còn có một câu hỏi dính đến suy luận logic mà theo nhiều người nhận xét giống như loại câu hỏi có trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, có điều độ khó thì không cao bằng.

    [IMG]
    Nhiều câu hỏi có độ khó khá cao
    Đa số ý kiến đều cho rằng các đề thi dạng này đều mang tính đánh đố, gây hiểu sai nếu không muốn nói là… nhảm. Vì rất có thể nó sẽ gây lầm lẫn cho không ít học sinh nếu các em hiểu đúng với ý nghĩa câu chữ trong đề bài.
    Dĩ nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều như của nick Mạnh Hoàng Quang: “Chỉ là những câu hỏi về nhận biết cơ bản thôi mà, 6 tuổi nếu giáo dục tốt thì thừa khả năng làm mà. Đâu phải kiến thức toán lý đâu?”

    [IMG]
    [IMG]
    [IMG]
    [IMG]
    [IMG]
    [IMG]
    Nick Việt Anh thì chia sẻ: “Năm 1998 mình thi vào trường này, đề thi cũng kiểu vầy. Tuy không nhớ là có “khoai” như thế này không! Toàn câu kiểm tra khả năng quan sát cực tốt và tư duy chập chững của tụi trẻ con tò mò. Cơ mà trẻ bây giờ khôn lắm, trông thế chứ nó làm được hết đấy”.
    Nhưng nick Nguyễn Hồng Đức cho rằng: “Trường giỏi là trường biến những học sinh yếu thành học sinh khá giỏi. Chứ không phải là cái thể loại chỉ nhận những đứa giỏi sẵn rồi cứ thế mà nói trường tôi năm nào cũng giỏi. Công nhận là mấy bài kiểm tra này là để xem đứa nào nhanh nhạy, biết quan sát phân tích,...

    [IMG]
    Thế những đứa không như thế thì sao? Giáo dục chứ không phải máy đào tạo thiên tài, lúc nào cũng cho rằng để trẻ con phát triển tự nhiên nhưng suốt ngày phê phán này nọ. Con mình không nhanh bằng người khác thì chửi bới, nạt nộ, thật ra đôi khi chính phụ huynh mới là vấn đề cần giải quyết”.
    [IMG]
    Tranh luận về đề thi cho trẻ nhỏ đã và đang được dư luận quan tâm, đem ra mổ xẻ. Chỉ tiếc rằng đây đã từng là đề tài của rất nhiều bài viết nhưng mọi thứ rồi vẫn chìm vào quên lãng.
    Để rồi khi xuất hiện ngày càng nhiều thì người ta mới giật mình lo tìm hướng khắc phục. Vì nếu không sớm đổi mới nền giáo dục nhiều người sẽ cho rằng câu hỏi khó thực chất chỉ để giáo viên phân loại trẻ có học thêm hay không mà thôi.
    Theo NCĐT


    1. Những câu hỏi trong bộ sách Sân chơi trí tuệ của chim đa đa do NXB Phụ nữ ấn hành tương tự như đề thi vào lớp 1 trường TH Dân lập Đoàn Thị Điểm mà chúng tôi đã đăng tải trước đó. Đây cũng là bộ sách nhiều cha mẹ lựa chọn để giúp con ôn luyện khi nộp hồ sơ vào các trường tiểu học dân lập nổi tiếng ở Hà Nội nhưĐoàn Thị Điểm, Nguyễn Siêu, Lê Quý Đôn.
      Bộ sách được chia thành 6 quyển tập hợp các trò chơi rèn luyện cho bé khả năng ghi nhớ, quan sát, nhận thức, chú ý, tưởng tượng và tư duy. Dưới đây là một số câu hỏi được trích từ bộ sách này.
      Quan sát
      Câu hỏi: Chiếc cốc đẹp thế này mà bị vỡ mất rồi! May mà trong số cốc dưới đây còn có môt chiếc giống, tìm ra giúp tớ với!

      [IMG]

      Nhận thức
      Câu hỏi: Hãy gọi tên những con vật này, sau đó ghép những phần thiếu vào cho hoàn chỉnh.

      [IMG]
      [IMG]

      Tư duy
      Câu hỏi: Mèo con làm vỡ chồng đĩa nên sợ quá chạy trốn mất rồi. Đố bé mèo con làm vỡ tất cả mấy chiếc đĩa?

      [IMG]

      Câu hỏi: Những hình dưới đây có chỗ nào sai không? Bé hãy nói rõ lý do tại sao rồi tô màu vào O cạnh hình đúng.

      [IMG]

      Ghi nhớ
      Câu hỏi: Hãy ghi nhớ đặc trưng hình dạng của tớ, sau đó che lại, đố bé tìm ra bóng của tớ đấy!

      [IMG]

      Câu hỏi: Xem kỹ họa tiết trong các ô phía trên, ghi nhớ màu sắc, vị trí và hình dạng của chúng, sau đó che các hình trên lại, dựa theo trí nhớ vẽ lại vào ô trống phía dưới.

      [IMG]

      Chú ý
      Câu hỏi: Những quả này đều bị cắt ra mất một miếng rồi, bé hãy nói rõ miếng cắt nào là của loại quả nào nhé.

      [IMG]

      Tưởng tượng
      Câu hỏi: Hãy nói một câu cho phù hợp với nội dung của hai bức tranh này, hoặc kể thành chuyện cho mẹ nghe.

      [IMG]
      [IMG]