Nơi giao lưu – Trao đổi kiến thức Toán học

Wednesday, May 22, 2013

Những đề thi "siêu nhảm"

  1. Ngay cả đề thi vào lớp một của trường tiểu học cũng khiến người lớn phải phát hoảng.
    Gần đây cư dân mạng liên tục chứng kiến những đề thi của trẻ nhỏ nhưng độ khó cũng như sự thiếu hợp lý làm cộng đồng mạng không khỏi thắc mắc về chất lượng giáo dục.
    Đồng thời có rất nhiều ý kiến tranh luận về các đề khi khiến người lớn phải đổ mồ hôi này có thực sự phân loại được học sinh hay chỉ làm khó các em?
    Đề thi gây “khó hiểu”
    Mới đây, một đề kiểm tra giữa kỳ môn Toán của một học sinh lớp 1 đã được đưa lên mạng xã hội và gây nhiều tranh cãi bởi sự oái oăm trong nhiều câu hỏi. Chiều 3/4, một thành viên có nickname D.Q.H đã đưa bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012 - 2013 của học sinh tên V.B.N lên một trang mạng xã hội với lời tâm sự:
    “Cháu mình học lớp 1. Nó làm bài được mỗi 8 điểm về mẹ đánh. Sai 2 câu 1c và 1d, mà mình không biết phải giải thích thế nào cho đúng, bạn nào siêu giải giúp với. Dạo này lớp 1 học hơi bị cao siêu, giải toán trên mạng, làm bài thi toàn trên mạng trong khi nó chưa biết cầm con chuột thế nào cho đúng”.

    [IMG]
    Người chú của một học sinh lớp 1 cũng không khỏi thắc mắc trước đề toán... đánh đố
    Cụ thể, các thắc mắc được xoay quanh câu 1D với đề bài ra là tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Như vậy, cả hai đáp án A (61) và B (70) đều đúng. Nhưng khi em học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên cho là sai và sửa lại là đáp án B.
    Việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là “số 49 gồm” (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều thành viên cho rằng theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.

    [IMG]
    Tranh luận rất sôi nổi về đề bài trên
    Nhận xét về đề Toán này, Tiến sĩ Lê Thống Nhất phân tích: “Câu 1C nói “49 gồm” rất tối nghĩa. Bởi nếu hiểu là số 49 cấu tạo bởi chữ số nào thì đáp án A là chuẩn, không thể hiểu đúng như đáp án B. Việc sử dụng từ “gồm” trong câu hỏi này không có nghĩa là một tổng mà phải là các thành phần của số. Nếu muốn lấy đáp án B thì phải hỏi “49 là tổng của hai số nào?”. Như vậy nghĩa gần nhất của câu hỏi này phải là đáp án A (gồm số 4 và 9)”.

    [IMG]
    Nhiều trẻ sẽ bị rối trước những câu hỏi thiếu chính xác và chặt chẽ
    Để làm rõ nghĩa của từ “gồm” thầy Nhất đưa ra ví dụ: “Trong cuộc sống, nếu đặt câu hỏi “Nhóm chúng ta gồm mấy người”, hay “Bữa trưa hôm nay gồm những món gì”… thì phải liệt kê các thành phần chứ không thể tính tổng”.
    Còn về câu 1D, TS Lê Thống Nhất khẳng định: “Nếu đề chỉ nói điền vào chỗ trống như vậy thì sẽ có hai đáp án đúng là A và B”.
    Qua việc phân tích những câu hỏi gây tranh cãi, thầy Nhất cho rằng: “Đây là yếu kém của người ra đề và về mặt nào đó gây ảnh hưởng tâm lý cho học sinh".

    [IMG]
    Trẻ em vốn rất năng động
    Vào năm 2011, đề thi học kỳ II chung cho tất cả các trường tiểu học ở TP.HCM có yêu cầu: “Tả cảnh trường em sau buổi học” dành cho lớp 5 đã bị nhiều học sinh và phụ huynh cho rằng mơ hồ đối với lứa tuổi tiểu học, trong khi nhiều phụ huynh và giáo viên khác thấy không có gì khó hiểu.
    Với người lớn, không có gì khó khi phân biệt buổi học với tiết học. Ai cũng biết sẽ phải tả cảnh trường khi buổi học kết thúc (có thể là hết buổi sáng hay hết buổi chiều) mà sẽ không tả cảnh trường sau một tiết học (tức giờ ra chơi).
    Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại cho rằng, với lứa tuổi lớp 5, các em sẽ không phân biệt được buổi học với tiết học, do vậy, nhiều em lại tả giờ ra chơi.
    [IMG]
    Nên thường có suy nghĩ "đa dạng"
    Bà Mai Nhị Hà, chuyên viên Phòng tiểu học, Sở GD – ĐT Hà Nội cũng công nhận một thực tế: “Việc HS làm văn chưa tốt không phải do đề văn mà là do phương pháp dạy tập làm văn của chúng ta đang có vấn đề. Dạy tiểu học rất vất vả, một giáo viên chủ nhiệm dạy học sinh tất cả các môn học, chưa kể tới việc học sinh đông, lớp chật chội, thời tiết nóng,... và đặc biệt - mức lương rất thấp".
    Đến việc đánh đố trẻ nhỏ
    Phần lớn phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ có thể thông minh nhưng giới hạn thời gian đôi khi không cho thấy được hết khả năng của trẻ.
    Chẳng hạn, để vượt qua kỳ thi vào lớp 1 của trường THDL Đoàn Thị Điểm năm 2011-2012, các sĩ tử 6 tuổi đã phải trải qua ba phần thi với nhiều câu hỏi không hề dễ dàng, thậm chí có giới hạn về thời gian rất gắt.
    Đề thi có nhiều câu gây khó hiểu cho cả người lớn, chẳng hạn câu 3 có nội dung: “Những vật nào dưới đây có thể lớn lên nhờ ăn uống và chăm sóc”.
    Nick Ông Ba Mươi nhận xét: “Nếu là vật thì không thể tính con người và động vật được. Không hiểu cân nhắc ra để kiểu gì?”

    [IMG]
    Câu hỏi gây khó hiểu khi dùng từ "vật" trong trường hợp này
    Rất nhiều ý kiến hoang mang khác nhằm vào hình con kiến: “Kiến có thể lớn lên nhờ ăn uống và chăm sóc ko? Mà cơ bản kiến chúa bình thường có chăm sóc con cái gì đâu, tụi nó tự sinh tự diệt mà, may mắn thì sinh nở lớn lên bình thường. Xui thì ốm yếu, chết, kiến chúa đâu có đụng đến?”
    Với Câu 5 trong phần tư duy logic phụ huynh lại tiếp tục giật mình khi đề cho câu hỏi: “Vẽ thêm một hình tròn để có hai hàng, mỗi hàng đều có bốn hình tròn”.
    Nick Nguyen Xuan Quynh Trang không khỏi ngạc nhiên: “Cái kia gọi là cột chứ nhỉ? Nếu gọi là hàng thì phải là hàng dọc, hàng ngang chứ?”

    [IMG]
    Làm thế nào để có hai hàng? Và là hàng dọc hay hàng ngang?
    Trong đề còn có nhiều câu hỏi khó khác, ngoài ra còn có một câu hỏi dính đến suy luận logic mà theo nhiều người nhận xét giống như loại câu hỏi có trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, có điều độ khó thì không cao bằng.

    [IMG]
    Nhiều câu hỏi có độ khó khá cao
    Đa số ý kiến đều cho rằng các đề thi dạng này đều mang tính đánh đố, gây hiểu sai nếu không muốn nói là… nhảm. Vì rất có thể nó sẽ gây lầm lẫn cho không ít học sinh nếu các em hiểu đúng với ý nghĩa câu chữ trong đề bài.
    Dĩ nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều như của nick Mạnh Hoàng Quang: “Chỉ là những câu hỏi về nhận biết cơ bản thôi mà, 6 tuổi nếu giáo dục tốt thì thừa khả năng làm mà. Đâu phải kiến thức toán lý đâu?”

    [IMG]
    [IMG]
    [IMG]
    [IMG]
    [IMG]
    [IMG]
    Nick Việt Anh thì chia sẻ: “Năm 1998 mình thi vào trường này, đề thi cũng kiểu vầy. Tuy không nhớ là có “khoai” như thế này không! Toàn câu kiểm tra khả năng quan sát cực tốt và tư duy chập chững của tụi trẻ con tò mò. Cơ mà trẻ bây giờ khôn lắm, trông thế chứ nó làm được hết đấy”.
    Nhưng nick Nguyễn Hồng Đức cho rằng: “Trường giỏi là trường biến những học sinh yếu thành học sinh khá giỏi. Chứ không phải là cái thể loại chỉ nhận những đứa giỏi sẵn rồi cứ thế mà nói trường tôi năm nào cũng giỏi. Công nhận là mấy bài kiểm tra này là để xem đứa nào nhanh nhạy, biết quan sát phân tích,...

    [IMG]
    Thế những đứa không như thế thì sao? Giáo dục chứ không phải máy đào tạo thiên tài, lúc nào cũng cho rằng để trẻ con phát triển tự nhiên nhưng suốt ngày phê phán này nọ. Con mình không nhanh bằng người khác thì chửi bới, nạt nộ, thật ra đôi khi chính phụ huynh mới là vấn đề cần giải quyết”.
    [IMG]
    Tranh luận về đề thi cho trẻ nhỏ đã và đang được dư luận quan tâm, đem ra mổ xẻ. Chỉ tiếc rằng đây đã từng là đề tài của rất nhiều bài viết nhưng mọi thứ rồi vẫn chìm vào quên lãng.
    Để rồi khi xuất hiện ngày càng nhiều thì người ta mới giật mình lo tìm hướng khắc phục. Vì nếu không sớm đổi mới nền giáo dục nhiều người sẽ cho rằng câu hỏi khó thực chất chỉ để giáo viên phân loại trẻ có học thêm hay không mà thôi.
    Theo NCĐT


    1. Những câu hỏi trong bộ sách Sân chơi trí tuệ của chim đa đa do NXB Phụ nữ ấn hành tương tự như đề thi vào lớp 1 trường TH Dân lập Đoàn Thị Điểm mà chúng tôi đã đăng tải trước đó. Đây cũng là bộ sách nhiều cha mẹ lựa chọn để giúp con ôn luyện khi nộp hồ sơ vào các trường tiểu học dân lập nổi tiếng ở Hà Nội nhưĐoàn Thị Điểm, Nguyễn Siêu, Lê Quý Đôn.
      Bộ sách được chia thành 6 quyển tập hợp các trò chơi rèn luyện cho bé khả năng ghi nhớ, quan sát, nhận thức, chú ý, tưởng tượng và tư duy. Dưới đây là một số câu hỏi được trích từ bộ sách này.
      Quan sát
      Câu hỏi: Chiếc cốc đẹp thế này mà bị vỡ mất rồi! May mà trong số cốc dưới đây còn có môt chiếc giống, tìm ra giúp tớ với!

      [IMG]

      Nhận thức
      Câu hỏi: Hãy gọi tên những con vật này, sau đó ghép những phần thiếu vào cho hoàn chỉnh.

      [IMG]
      [IMG]

      Tư duy
      Câu hỏi: Mèo con làm vỡ chồng đĩa nên sợ quá chạy trốn mất rồi. Đố bé mèo con làm vỡ tất cả mấy chiếc đĩa?

      [IMG]

      Câu hỏi: Những hình dưới đây có chỗ nào sai không? Bé hãy nói rõ lý do tại sao rồi tô màu vào O cạnh hình đúng.

      [IMG]

      Ghi nhớ
      Câu hỏi: Hãy ghi nhớ đặc trưng hình dạng của tớ, sau đó che lại, đố bé tìm ra bóng của tớ đấy!

      [IMG]

      Câu hỏi: Xem kỹ họa tiết trong các ô phía trên, ghi nhớ màu sắc, vị trí và hình dạng của chúng, sau đó che các hình trên lại, dựa theo trí nhớ vẽ lại vào ô trống phía dưới.

      [IMG]

      Chú ý
      Câu hỏi: Những quả này đều bị cắt ra mất một miếng rồi, bé hãy nói rõ miếng cắt nào là của loại quả nào nhé.

      [IMG]

      Tưởng tượng
      Câu hỏi: Hãy nói một câu cho phù hợp với nội dung của hai bức tranh này, hoặc kể thành chuyện cho mẹ nghe.

      [IMG]
      [IMG]